Công thức tính NPV trong Excel – Hàm IRR là gì và cách tính IRR trong Excel
Công thức tính NPV trong Excel, hàm IRR là hàm gì, cách tính IRR trong Excel, công thức tính dòng tiền trong Excel. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Cách sử dụng công thức tính NPV trong Excel
Nền kinh tế trong nước và quốc tế đang không ngừng tăng trưởng, việc đầu tư vào đâu để sinh lợi cao mà lại hạn chế rủi ro hết mức có thể cũng vì thế mà càng được các doanh nghiệp chú trọng. Để đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó hoặc hiệu quả của một phương án đầu tư, người ta sử dụng 2 công thức là NPV và IRR.
Hàm NPV() được dùng để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư về lý thuyết cũng như thực tiễn và tính hiện giá ròng của một khoản đầu tư bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu với các khoản chi trả (hoặc thu nhập) theo những kỳ hạn đều đặn. Nếu kết quả của NPV() < 0 thì dự án không mang tính khả thi và ngược lại kết quả của NPV() ≥ 0 thì dự án mang tính khả thi.
Cách sử dụng công thức tính NPV trong Excel như sau: = NPV(rate, value1, value2,…).
Trong đó:
– Nếu value1, value2,… là các mảng hoặc tham chiếu, thì các ô rỗng, các giá trị logic, text hoặc các giá trị lỗi đều sẽ bị bỏ qua, các giá trị số bên trong các mảng hoặc tham chiếu mới được sử dụng để tính toán.
– Nếu value1, value2,… là ô rỗng sẽ được xem như = 0, riêng các đối số là các giá trị lỗi, hay text hoặc không thể dịch thành số, thì sẽ được bỏ qua, những giá trị logic hoặc các chuỗi thể hiện số liệu cũng sẽ được sử dụng với giá trị của nó.
– Cần cẩn thận để các thứ tự chi trả hoặc thu nhập luôn được nhập đúng bởi NPV() sử dụng thứ tự các giá trị value1, value2,… như là thứ tự lưu động tiền mặt.
– Các trị value1, value2,… phải cách đều nhau về thời gian và phải xuất hiện ở cuối mỗi kỳ.
– Value1, value2,… có thể từ 1 đến 254 giá trị (với Excel 2003 trở về trước thì con số này chỉ là 29). Đây là các khoản chi trả hoặc thu nhập trong các kỳ hạn của khoản đầu tư.
– Rate: Tỷ suất này có thể thể hiện tỷ lệ lạm phát hoặc lãi suất đầu tư lạm phát. Tỷ suất chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư (suốt thời gian thực hiện dự án chẳng hạn).
Lưu ý:
– Hàm NPV() có liên quan mật thiết với hàm IRR(). IRR() là lợi suất nội hàm mà ở đó NPV() bằng 0, NPV(IRR(…),…) = 0. Đây chính là hàm tính tỷ suất lưu hành nội bộ, hay tỷ suất hoàn vốn nội bộ, hoặc còn gọi là hàm tính lợi suất nội hàm.
– Hàm NPV() cũng làm việc tương tự hàm PV(). PV() là hàm tính giá trị hiện tại, chỉ khác các lưu động tiền mặt trong hàm NPV() thì có thể thay đổi, NPV() thì các lưu động tiền mặt luôn ở cuối kỳ còn các lưu động tiền mặt trong hàm PV() thì không thay đổi trong suốt thời gian đầu tư, nó cho phép các lưu động tiền mặt được bắt đầu ở đầu kỳ hay ở cuối kỳ cũng được.
– NPV() chỉ tính toán với kỳ kết thúc bằng lưu động tiền mặt cuối cùng trong danh sách và bắt đầu vào trước ngày của lưu động tiền mặt value1. Nó phải được cộng thêm vào kết quả của hàm NPV(), chứ không được xem là đối số value1. Do đó, nếu lưu động tiền mặt đầu tiên xuất hiện ở đầu kỳ thứ nhất (vốn ban đầu chẳng hạn). Việc tính toán của NPV() phải dựa trên cơ sở lưu động tiền mặt kỳ hạn.
Mục đích của hàm NPV là gì?
Giá trị hiện tại thuần (NPV) là một phương pháp để phân tích các dự án và đầu tư, tìm hiểu xem liệu những dự án này có sinh lợi hay không. Bạn có thể sử dụng giá trị hiện tại ròng của tất cả những dự án này để xem dự án nào có khả năng sinh lời tốt nhất. Nếu bạn có 3 dự án khác nhau với giá trị dòng tiền ra và dòng tiền vào dự kiến. Giá trị NPV cũng được sử dụng khi so sánh các dự án hoặc cơ hội đầu tư khác nhau.
Trong trường hợp giá trị NPV nhỏ hơn 10.000 đô la, thì bạn hãy đầu tư số tiền với lãi suất chiết khấu hiện tại vào trái phiếu chính phủ hoặc quỹ chỉ số, bởi chắc chắn bạn sẽ bị thua lỗ và bạn không nên thực hiện khoản đầu tư này. Nếu giá trị đó lớn hơn 10.000 đô la, thì đây là một khoản đầu tư có lợi và bạn nên tiếp tục và thực hiện. Để tính giá trị hiện tại ròng của tất cả các dòng tiền mà bạn sẽ có trong một khoảng thời gian nhất định và với khoản đầu tư này bạn có thể sử dụng tỷ lệ đó trong công thức NPV trong Excel.
NPV (viết tắt của Net Present Value), như tên gọi cho thấy là giá trị ròng của tất cả các dòng tiền trong tương lai của bạn (có thể là dương hoặc âm). Bạn có thể sử dụng phương pháp NPV để tìm hiểu xem đây có phải là một khoản sinh lời hay không, quyết định đầu tư hay không. Nó được sử dụng rộng rãi trong thế giới tài chính và được coi là một cách hiệu quả để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác.
Hàm IRR là hàm gì? Có ý nghĩa ra sao?
Hàm IRR là hàm gì? Có ý nghĩa ra sao? IRR hay còn gọi là suất sinh lời nội bộ là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá dòng tiền ròng đã xác định của dự án bằng không (NPV = 0 thì r = IRR). IRR thường được dùng để tính toán chỉ số, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không, giúp các nhà đầu tư dự đoán được khả năng sinh lời của dự án và dùng để đo lường mức độ khả thi của dự án.
Tuy nhiên, các dự án hầm mỏ, dự án bán nền nhà trước khi đền bù, giải phóng mặt bằng thường có dòng ngân lưu đổi dấu nhiều lần. Nếu ngân lưu ròng của dự án đổi dấu từ hai lần trở lên, ta sẽ tìm được nhiều IRR và không biết IRR thực của dự án là bao nhiêu.
Nhìn chung, IRR khắc phục được nhược điểm của NPV ở chỗ có thể so sánh được các dự án có thời gian khác nhau hay quy mô vốn đầu tư khác nhau. Tính IRR dựa trên số liệu của dự án và không cần phải xác định chính xác lãi suất tính toán. Chẳng hạn, IRR của dự án là 15%, điều này có nghĩa là vốn đầu tư vào dự án này sẽ sinh lãi ở mức 15%. Có thể thấy, IRR dễ hấp dẫn nhà đầu tư vì cho thấy khả năng sinh lời của dự án và đây cũng là lãi suất tính toán lớn nhất có thể sử dụng.
IRR càng lớn thì càng tốt, khi IRR > suất chiết khấu ban đầu thì phương án đầu tư hoặc dự án có lãi. Nếu xét trên phương diện sinh lời thì IRR phản ánh khả năng sinh lời tối đa của vốn đầu tư dự án. IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất tính toán.
Cách tính IRR trong Excel
Lợi suất nội hàm IRR > lãi suất chiết khấu thì coi như dự án khả thi. Cách tính IRR trong Excel có công thức như sau: = IRR(values, guess).
Trong đó:
– Guess: Nếu bỏ qua, thì mặc định guess = 10%. Đây là một con số % ước lượng gần với kết quả của IRR().
– Các ô rỗng, các giá trị logic, text hoặc các giá trị lỗi đều sẽ bị bỏ qua. IRR() chỉ tính toán các giá trị tham chiếu hoặc giá trị số bên trong các mảng hoặc của values.
– Nếu IRR không thể đưa ra kết quả sau 20 lần lặp, IRR sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!.
– Cần cẩn thận để các thứ tự chi trả hoặc thu nhập luôn được nhập đúng bởi IRR() sử dụng thứ tự các giá trị của values như là thứ tự lưu động tiền mặt.
– Values phải chứa ít nhất 1 giá trị âm và 1 giá trị dương. Values là một mảng hoặc các tham chiếu đến các ô có chứa số liệu cần cho việc tính toán lợi suất thực tế.
– Trong trường hợp kết quả không xấp xỉ giá trị mong đợi hay IRR trả về giá trị lỗi #NUM!, chúng ta cần thử lại với một giá trị guess khác.
Lưu ý: Tỷ suất do IRR trả về chính là lãi suất rate sao cho NPV = 0.
Công thức tính dòng tiền trong Excel mà bạn nên biết
Ngoài 2 hàm tính dòng tiền trên Excel thông dụng như IRR và NPV thì chúng ta cũng cần biết tới các công thức tính dòng tiền trong Excel mà bạn nên biết như sau:
Hàm IPMT: Hàm IPMT trong Excel là hàm trả về thanh toán lãi cho một khoản đầu tư trong một kỳ hạn đã cho. Hàm IPMT được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, bạn có thể áp dụng nó để tính toán với các số liệu cụ thể trên bảng tính của mình.
– Công thức: = IPMT(rate, per, nper, pv, fv, type).
– Trong đó:
- rate: Lãi suất theo kỳ hạn, tham số bắt buộc.
- per: Kỳ hạn muốn tính lãi, tham số bắt buộc, thuộc khoảng từ 1 đến nper.
- nper: Tổng số kỳ hạn thanh toán, tham số bắt buộc.
- pv: Giá trị hiện tại, tham số bắt buộc.
- fv: Giá trị tương lai thu được. Nếu bỏ qua sẽ mặc định là 0.
- type: Thời điểm thanh toán. Nếu bỏ qua sẽ mặc định là 0.
- type = 0: Thanh toán cuối kỳ.
- type = 1: Thanh toán đầu kỳ.
Hàm FV: Hàm FV sẽ tính giá trị tại một thời điểm tương lai nào đó mà các nhà đầu tư sẽ nhận được khi họ đầu tư một kỳ hay nhiều kỳ với lãi suất không đổi.
– Công thức thực hiện: = FV(rate, nper, pmt, pv, type).
– Trong đó:
- rate: tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ (tính theo tháng, quý, năm).
- nper: tổng số kỳ chi trả.
- pmt: số tiền chi trả trong mỗi kỳ, cố định trong suốt giai đoạn đầu tư.
- pv: giá trị đầu tư ban đầu. Nếu để trống thì Pv=0
- type: =1 nếu số tiền trả đầu kỳ,=0 nếu số tiền trả cuối kỳ.
Hàm PV: Hàm PV là một hàm tài chính, trả về giá trị hiện tại của một khoản đầu tư. Bạn có thể sử dụng chức năng PV này để nhận giá trị của một loạt các khoản thanh toán trong tương lai. Giả sử các khoản thanh toán định kỳ, liên tục và lãi suất không đổi.
– Công thức thực hiện: = PV(rate, nper, fv, type).
– Trong đó:
- type có giá trị là 0 hoặc 1. Nếu type là 1 tức các khoản tiền phát sinh vào đầu các giai đoạn, còn nếu type là 0 hoặc không điền gì nghĩa là các khoản tiền phát sinh vào cuối các giai đoạn.
- fv là giá trị tương lai. Khi không có giá trị fv thì chương trình sẽ mặc định là 0 và phải có giá trị pmt.
- nper chỉ tổng số các giai đoạn có khoản tiền phát sinh đều đặn.
- rate là tỷ suất chia cho giai đoạn.
Trên đây là thông tin về công thức tính NPV trong Excel, hàm IRR là hàm gì, cách tính IRR trong Excel, công thức tính dòng tiền trong Excel. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Cách tạo file Excel online trên Google Drive
Office -Cách tạo file Excel online – Cách tạo file Excel trên Google Docs
Cách đổi đuôi file Excel và cách lưu file Excel đuôi XLSX
Cách đánh số trang trong Excel 2010 theo ý muốn dễ thực hiện
Cách chỉnh ngày tháng năm trong Excel chi tiết nhất!
CÁCH ĐẾM SỐ Ô CHỨA GIÁ TRỊ CHUỖI TRONG EXCEL ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU
Các cách đánh số thứ tự tự động trong Exel, đơn giản, dễ hiểu
Cách xuất dữ liệu từ Form sang Excel đơn giản và dễ thực hiện